Thứ Tư, 22 tháng 1, 2020

Trưng bày cổ vật tàu đắm

Hàng trăm cổ vật được trưng bày Trung tâm dịch thuật trong khuôn viên gần 5.000 m2 của Trung tâm phát huy giá trị di sản văn hóa đa năng Quảng Ngãi (Thành cổ Quảng Ngãi) trước Tết Nguyên đán. Đây là một phần trong 4.975 hiện vật từ tàu cổ đắm Bình Châu được công ty Đoàn Ánh Dương khai quật năm 2013.

Không gian trưng bày tái hiện một phần con tàu đắm với chiều dài được 24 m, chiều ngang 5 m.

Nhiều hiện vật trong tàu đắm bị cháy. Các chuyên gia nhận định tàu đắm có thể do hỏa hoạn.

30 loại tiền đồng được tìm thấy trong tàu cổ đắm Bình Châu, trong đó phần lớn là tiền của thời kỳ Bắc Tống - Nam Tống, cổ nhất là tiền đồng "Khai Nguyên thông bảo" thời Đường thế kỷ thứ 7 (khoảng 1.300 năm tuổi)

Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến, nguyên Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhận định, các loại tiền đồng cổ này có giá trị rất lớn cho các nhà khảo cổ, nhất là làm căn cứ trong việc xác định niên đại con tàu.

Các em nhỏ ở một trung tâm kỹ năng sống TP Quảng Ngãi được cô giáo đưa đến trung tâm di sản để xem cổ vật.

Ngoài cổ vật, Trung tâm phát huy giá trị di sản văn hóa đa năng Quảng Ngãi còn có Khu Chợ quê với nhiều hoạt động Tết cổ truyền của người Việt như: gói bánh chưng, bánh tét, viết thư pháp… Trải nghiệm trò chơi văn hóa dân gian cùng nghệ nhân nặn tò he, làm gốm, tranh Đông hồ...

Các hoạt động này sẽ diễn ra xuyên suốt Tết Nguyên Đán 2020 và thay đổi thường xuyên theo các chủ đề trong tương lai.

Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Uỷ viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, cho biết các cổ vật trên con tàu cổ đắm này phần lớn là đồ gốm sứ thế kỷ 13 (khoảng 700 năm tuổi) được chạm trổ tinh xảo bằng các họa tiết hình rồng, phượng, mây bay…

Các cổ vật được trưng bày trên cát để giống với hiện trạng lúc khai quật, cát biển tràn vào tàu đắm.

Một phần xác tàu được trưng bày.

Ông Đoàn Sung (trái), Giám đốc công ty Đoàn Ánh Dương cho biết, khác với các bảo tàng truyền thống, trung tâm di sản đưa các hiện vật đến gần với công chúng để có thể thưởng thức, trau dồi kiến thức về lịch sử thông qua cổ vật tàu đắm.

Ngoài tàu cổ Bình Châu, trung tâm còn trưng bày nhiều cổ vật từ 8 con tàu cổ đắm khác ở Việt Nam. "Tôi đã sưu tầm những cổ vật này suốt 30 năm qua", ông Đoàn Sung nói.

Chiếc đĩa với hình tượng Vinh quy bái tổ làm bằng gốm Chu Đậu từ thế kỷ 15 (khoảng 500 năm tuổi). "Hoa văn trên chiếc đĩa thể hiện sự công bằng trong khoa cử và truyền thống hiếu học của dân tộc", ông Sung nói.

Bức ảnh tư liệu chụp các công nhân khai quật cổ vật tàu đắm. Sau khai quật, cổ vật được phân chia theo tỷ lệ doanh nghiệp khai quật 67%, Nhà nước 33%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét